SỐT VI RÚT Ở TRẺ EM :TRIỆU CHỨNG, CÁCH XỬ TRÍ THÍCH HỢP

SỐT VI RÚT Ở TRẺ EM :TRIỆU CHỨNG, CÁCH XỬ TRÍ THÍCH HỢP

Thời tiết chuyển mùa luôn là điều kiện thuận lợi để các loại vitus, vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh. Sốt virus là một trong những bệnh lý mà trẻ em thường xuyên gặp phải. Sốt virus có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, hiểu rõ về sốt virus ở trẻ em là điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các bậc phụ huynh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sốt virus ở trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây.

Bệnh bao giờ cũng có sốt, đặc biệt là sốt cao liên tục trong ngày, hoặc sốt về chiều, đêm. Thân nhiệt có thể lên tới 39 – 410C, một số trẻ có thể bị co giật. Trẻ mệt mỏi, đau đầu, kém chịu chơi, ăn ít, ngủ ít.

Ở một số trường hợp có thể có nổi ban sau 2 – 3 ngày bị sốt (thông thường khi ban xuất hiện, trẻ giảm sốt hơn). Có thể ho, chảy nước mũi do viêm long đường hô hấp hoặc kèm viêm theo kết mạc mắt (chảy nước mắt, có thể đỏ, có dử mắt). Một số trường hợp có rối loạn tiêu hóa (nôn nhiều lần, nhất là sau bữa ăn). Ngoài ra, trẻ có thể có viêm hạch ở vùng đầu, mặt, cổ. Hạch thường sưng to, gây đau làm cho trẻ rất khó chịu nên càng quấy khóc, ngủ ít

Thông thường, trẻ bị sốt virus sau khoảng một tuần điều trị có thể khỏi. Tuy nhiên, trong trường hợp không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng về hô hấp (viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi), biến chứng viêm cơ tim có thể xảy ra và đáng ngại nhất là gây biến chứng não (trẻ bị co giật, hôn mê và nếu khỏi có thể để lại chứng nặng nề).

Với trẻ sốt và đặc biệt sốt cao cần cho trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Trong khi chờ đợi đưa trẻ đi khám bệnh, nên làm giảm thân nhiệt cho trẻ bằng cách chườm khăn ấm (chườm mát): nhiệt độ của nước khi nhúng khăn vào phải thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 20C. Nên chườm ở trán, nách, bẹn và mặc quần áo mỏng, cởi bớt áo và cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát (không nên cho trẻ nằm phòng có máy lạnh với nhiệt độ lạnh quá hoặc không cho quạt xoáy vào người trẻ). Cần lưu ý là không chườm nước đá hoặc nước lạnh cho trẻ, bởi vì sẽ hạn chế sự tỏa nhiệt của trẻ, không hạ thân nhiệt được. Khi trẻ sốt cao trên 380C, nếu chườm mát mà thân nhiệt không giảm, nên cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc hạ nhiệt loại đầu đạn vào hậu môn cho trẻ. Loại paracetamol đơn chất được khuyến cáo dùng cho trẻ khi sốt cao, liều lượng tính theo lứa tuổi (Trẻ trên 24 tháng/ tuổi dùng 10mg cho một cân nặng của trẻ). Cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, thức ăn nhuyễn, lỏng, dễ tiêu. Cần cho trẻ uống nhiều nước, loại nước tốt nhất là dung dịch 0rêzol (ORS). Với trẻ em nên dùng loại gói nhỏ 5,63g/ gói pha vào 200ml nước đã đun sôi, để nguội, lắc đều cho trẻ uống. Trẻ trên 6 – 12 tuổi cho uống mỗi lần khoảng 150 ml, ngày cho uống 2 – 3 lần. Ngoài ra nên cho trẻ uống thêm nước cam, nước chanh tươi. Cần cần lưu ý là không được truyền dịch tại gia đình hoặc các phòng khám tư nhân không có đầy đủ trang thiết bị, thuốc cấp cứu để xử trí khi truyền dịch bị sốc. Không tự động dùng kháng sinh.

Khi nghi ngờ trẻ bị sốt virút, quý phụ huynh lưu ý cần cho con nghỉ học ở nhà, không nên cho đến lớp; trong gia đình không cho trẻ lành tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh.

Trên đây là một số thông tin về Sốt virus ở trẻ em mà nhà trường muốn gửi đến Qúy phụ huynh. Nếu phát hiện con có những dấu hiệu sốt virus, quý vị phụ huynh nên bình tĩnh và theo dõi tình trạng của trẻ thường xuyên. Nếu bệnh nặng hơn, quý phụ huynh cần đưa con tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Sốt virut ở trẻ em

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *