5 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

5 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Bạo lực học đường gần đây có sự gia tăng, tính chất nguy hiểm và phức tạp cao. Đây là chủ đề nóng được xã hội quan tâm và trở thành nỗi lo ngại không chỉ của các thầy cô giáo, bậc phụ huynh mà còn của tất cả những người quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, bảo vệ trẻ em.  Vậy làm thế nào để phòng chống bạo lực học đường? 

1. Thế nào là bạo lực học đường?

Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

2. 05 biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường

Cụ thể tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như sau:

(1) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;

(2) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;

(3) Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;

(4) Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;

(5) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

 

Nguồn: Thư viện Pháp luật

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *