VAI TRÒ CỦA CHƯƠNG TRÌNH STEAM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VỀ TƯ DUY CỦA HỌC SINH

Trên thế giới, tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển, STEAM đã thực hiện rất tốt vai trò và sứ mệnh trong việc hình thành và phát triển năng lực của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau, qua đó đảm bảo cung cấp các nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành cho xã hội.

STEAM là ý tưởng ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Hoa Kỳ) về việc kết hợp 5 lĩnh vực tạo thành một nền giáo dục hòa nhập. Phương pháp giáo dục STEAM đề cao vai trò của việc thực hành trong học tập kết hợp với cách giáo dục truyền thống và lý thuyết.

Đây là chương trình giáo dục bắt nguồn từ phương pháp giáo dục STEM bao gồm: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineer (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Sau đó, yếu tố nghệ thuật Art cũng được đưa vào phương pháp này, tạo thành STEAM.

Tại Việt Nam, STEAM đã và đang được thực hiện tại các hệ thống giáo dục, trường học công lập và tư thục. Bởi lẽ, các chuyên gia giáo dục tại Việt Nam họ thực sự có góc nhìn hết sức chiến lược về vai trò và sứ mệnh của STEAM như một công cụ hữu hiệu giúp học sinh vừa có cơ hội được nghiên cứu kiến thức, vừa thực hiện hiệu quả việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua thực hành, sáng tạo, trải nghiệm, đặc biệt là vai trò về phát triển năng lực và tư duy của học sinh trong quá trình được học tập STEAM.

Vai trò quan trọng về môn khoa học Steam đối với học sinh là: 

Thứ nhất: giúp học sinh có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn. 

Việc học tập STEAM không phải là để ra một sản phẩm nhất định nào đó để trưng bày, và nó cũng không phải là môn thủ công để cả lớp có 1 sản phẩm giống hệt nhau. Học STEAM, vai trò của giáo viên hết sức quan trọng, giáo viên sẽ là người định hướng và khơi nguồn cho các ý tưởng, từ đó học sinh chính là chủ thể phát hiện vấn đề, lên ý tưởng và phát triển ý tưởng.

Thứ hai, khả năng liên kết kiến thức.

 Đối với một vấn đề thực tiễn, hoàn toàn có thể có rất nhiều cách để giải quyết và tương ứng với nó là có hàng ngàn kiến thức cần được liên kết, sử dụng, nghiên cứu để có thể hình thành một giải pháp hoặc một sản phẩm. Điều này giúp học sinh phát triển, liên kết các lượng kiến thức cũ mới, kiến thức liên môn, nội môn, kiến thức đã và chưa biết từ đó đòi hỏi học sinh cần cố gắng tìm tòi và khám phá.

Thứ ba, khả năng nghiên cứu, khám phá các kiến thức về khoa học (Science), khuyến khích, khơi nguồn khả năng sử dụng và nghiên cứu công nghệ (Technology), rèn luyện một cách bền bỉ và khéo léo về kỹ thuật (Engineering), phát triển khả năng tố chất nghệ thuật (Art) và học sinh sẽ có cơ hội áp dụng toán học (Mathematics) vào thực tiễn.

Thứ tư, học sinh có cơ hội được trải nghiệm và làm việc nhóm, phát triển khả năng thủ lĩnh, tư duy đội nhóm, kỹ năng quản lý nhóm, phân chia công việc và đóng góp khả năng, sản phẩm, “chất xám” vào sản phẩm và thành quả của cả nhóm

Thứ năm, học sinh được học tập với sức cạnh tranh, thi đua cao do có sự đa dạng các ý tưởng nhóm, các bản mẫu thiết kế cùng hướng tới giải quyết chung 1 vấn đề thực tiễn. Từ đó gia tăng hiệu suất thành công trong việc giải quyết vấn đề thực tiễn từ các ý tưởng độc lập. Đó cũng là minh chứng rõ ràng nhất đánh giá năng lực và tư duy của các cá nhân trong nhóm và hiệu quả hoạt động của nhóm.

Tại Sputnik School, học sinh được học môn Steam theo tuần với nhiều chủ đề khoa học khác nhau. Môn học được thiết kế đa phần học theo hình thức thực hành. Giáo viên đưa ra các chủ đề, hướng dẫn và cùng học sinh thực hiện. Giáo viên quan sát định hướng – Học sinh làm – Giáo viên đánh giá – Học sinh trình bày ý tưởng/quan điểm cá nhân – Giáo viên tổng kết. 

Steam là môn khoa học nhưng giáo viên cũng tôn trọng quan điểm cá nhân và sự sáng tạo của học sinh. Thầy có vai trò định hướng hỗ trợ, học sinh có tư duy cách làm cá nhân của mình. 

Nếu Ba Mẹ đang có nhu cầu tìm hiểu về trường Tiểu học – Trung học cơ sở đảm bảo kiến thức toàn diện cho con có thể tham khảo chương trình học tiến bộ tại Sputnik School nhé ! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *